Bệnh tim mạch gây tử vong hàng đầu

Bệnh tim mạch - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Bệnh tim mạch nói chung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Trong đó, bệnh mạch vành là một
trong những bệnh lý nguy hiểm bậc nhất, “thủ phạm” đứng sau các cơn nhồi máu cơ
tim, suy tim, loạn nhịp tim cấp và mạn tính... đe dọa tính mạng của hàng triệu
người mỗi năm.
Trước đây khi nói đến bệnh tim mạch thường những đối tượng bị
bệnh là những người trung niên và người có tuổi cao. Tuy nhiên hiện nay bệnh
tim mạch có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch gia tăng ở
độ tuổi 30 - 45. Yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh không chỉ là yếu tố di truyền
mà do chế độ dinh dưỡng và lối sống ít vận động làm giảm khả năng chuyển hóa
năng lượng cơ thể. Chính lối sống cũng như những thói quen có hại cho sức khỏe
tim mạch mới là nguyên nhân chủ yếu khiến số ca mắc bệnh tăng đều mỗi năm.
Trong nhóm bệnh tim mạch có bệnh mạch vành là căn nguyên gây tử vong hàng đầu
trong số các bệnh về tim mạch
Bệnh mạch vành xảy ra khi nào
Bệnh mạch vành xảy ra khi các mạch máu chính cung cấp cho tim bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng bám, làm giảm lưu lượng máu đến tim. Hệ quả là người mắc bệnh mạch vành cảm nhận được các cơn đau thắt ngực, khó thở hoặc những triệu chứng khó chịu khác. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: đau tim, suy tim, rối loạn nhịp tim... Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả những người trẻ, phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Tầm soát và điều trị bệnh tim mạch như thế nào
Bệnh tim mạch hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng cách tuân thủ
lối sống khoa học và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Hơn 70% người dân không
biết các triệu chứng bệnh cũng như chưa có kiến thức phòng ngừa bệnh đúng cách.
Đây chính là lý do khiến các ca mắc mới tăng dần đều mỗi năm.
Theo chuyên gia y tế, phần lớn các yếu tố như tăng huyết áp,
đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, thừa cân - béo phì, lười vận động, chế độ ăn uống
nhiều cholesterol xấu, muối và đường…là biểu hiện của bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch có thể phòng ngừa được không?
Tỉ lệ 80% bệnh tim có thể phòng ngừa được. Muốn vậy, bạn cần
đi khám định kỳ 6 tháng/lần để được kiểm tra huyết áp, cholesterol, cân nặng và
lượng đường trong máu, đồng thời sàng lọc các yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Bên
cạnh đó, những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh cũng góp phần giúp can
thiệp và xử trí phần lớn các vấn đề tim mạch nếu được phát hiện sớm.
Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học ( ăn ít mỡ động vật
tăng cường rau củ quả giúp hạn chế năng lượng thừa tích tụ), thay đổi lối sống
để đảm bảo cân bằng vận động sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya
Nếu bạn là người trung niên hoặc tuổi cao khả năng chuyển
hóa năng lượng kém và ít khi vận động, hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ
sung hoặc những loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc mạch máu, tăng độ đàn hồi
thành mạch nhằm giúp cải thiện sự lưu thông máu.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều tối quan trọng để nắm bắt được tình trạng các chỉ số như đường huyết, mỡ máu,… từ đó có những can thiệp điều chỉnh về chỉ số an toàn giúp cơ thể luôn trong trạng thái tốt
Xem thêm:
Bệnh mạch vành điều trị như thế nào