Người bệnh tiểu đường tiêm insulin thế nào
Thuốc tiêm insulin là một trong những loại thuốc cần thiết
cho người bệnh đái tháo đường nhằm kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa biến
chứng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nếu tiêm insulin không đúng kỹ thuật
sẽ không đạt hiệu quả điều trị và có thể gây một số biến chứng cho người bệnh.
Trong điều trị cho người bệnh đái tháo đường, insulin giúp
kiểm soát đường huyết và được tiêm vào mô dưới da. Hiện nay, nhờ sự tiến bộ
trong sản xuất insulin, người bệnh đái tháo đường cần tiêm insulin thường được
bác sĩ hướng dẫn tự tiêm với bút tiêm insulin có nhiều ưu điểm như: dễ dàng sử
dụng, liều lượng chính xác, ít đau và dễ mang theo. Tuy nhiên, nếu tiêm insulin
không đúng kỹ thuật sẽ không đạt được hiệu quả điều trị và có thể gây một số biến
chứng cho người bệnh.
Thực tế, nhiều người bệnh sử dụng bút tiêm insulin không
đúng gây nhiều hậu quả. Người bệnh cần biết cách bảo quản insulin, nếu bảo quản
sai sẽ khiến insulin mất tác dụng. Người bệnh cũng cần chú ý luân chuyển vị trí
tiêm, tránh trường hợp loạn dưỡng mô mỡ ở vị trí tiêm, insulin sẽ không hấp thụ
được vào máu. “Tùy vào đặc điểm người bệnh, bác sĩ sẽ kê toa loại insulin và liều
tiêm phù hợp.
Về bút tiêm insulin trên thị trường hiện nay có nhiều loại
loại với hoạt chất và hàm lượng khác nhau. Có thể kể đến như: Lantus solostar,
Novomix, Novorapid, mixtar…. Tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ
chuyên môn sẽ quyết định và lựa chọn loại nào cho phù hợp. Do vậy, mặc dù bệnh
nhân có thể tự tiêm ở nhà theo chỉnh định của bác sĩ nhưng tuyệt đối không được
tự ý thay đổi loại thuốc khi chưa có chỉ định
Người bệnh cần kiểm tra tên trên thân bút và toa thuốc để
xác định đúng loại insulin, liều tiêm, thời điểm tiêm và chú ý hạn sử dụng của
bút để đạt hiệu quả điều trị. Để giảm đau khi tiêm và hạn chế nguy cơ hình
thành loạn dưỡng mô mỡ nơi tiêm, người bệnh chỉ nên sử dụng kim tiêm 1 lần,
tránh tái sử dụng nhiều lần
Người bệnh tiểu đường cần duy trì ổn định chế độ điều trị, chế độ dinh
dưỡng và thể thao lành mạnh, không tự ý ngừng và thay đổi thuốc điều trị. Khuyến
khích người bệnh sử dụng máy đo đường huyết mao mạch thường xuyên để tự theo
dõi sức khỏe tại nhà, chú ý đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể như xuất hiện
các bết bầm, các nốt thâm tím bất thường…để có biện pháp xử trí kịp thời.
Như chúng ta đã biết bệnh tiểu đường do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể gây nên tình trạng đường huyết cao hoặc thấp trong máu.Bệnh tiểu đường không ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe nhưng tình trạng đường huyết cao kéo dài sẽ gây biến chứng qua tim, thận và một số cơ quan khác gây nguy hại đến sức khỏe. Do vậy với người bệnh tiểu đường cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định, kiểm tra đường huyết thường xuyên để đảm bảo chúng luôn ổn định. Vận động thể dục để thúc đẩy quá trình sản sin insulin tự nhiên của cơ thể. Chú ý đến những loại thực phẩm thu nạp mỗi ngày sao cho đảm bảo không thừa cũng không thiếu tỉ lệ đường dung nạp vào cơ thể nhằm tránh tình trạng tạo nên gánh nặng cho cơ quan sản sinh insulin để trung hòa đưa chỉ số đường huyết về đúng ngưỡng.
Xem thêm các sản phẩm liên quan thuốc tiểu đường tại đây
Related Posts
Giải pháp insulin mới mỗi tuần tiêm 1 lần
Insulin hàng tuần giúp bệnh nhân tiểu đường loại 2 kiểm soát lượng đường trong máu tương tự như insu..
Biến chứng của bệnh tiểu đường
Tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh hiện đại và ngày càng gia tăng theo cấp số nhân và ước tính ..
Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không
Theo thống kê cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Không chỉ..