CHÀO MỪNG KHÁCH HÀNG ĐẾN VỚI SHOP MAIZO 

Tác dụng phụ của nhóm thuốc tăng huyết áp

Tác dụng phụ của nhóm thuốc tăng huyết áp
16/04/2021

Người mắc bệnh cao hyết áp phải dùng thuốc thường xuyên, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa được tư vấn đầy đủ về những tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp mình đang dùng. Bài viết sau đây của maizo.me sẽ giúp cho người dùng hiểu rõ hơn một số tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị cao huyết áp

 Dưới đây là 5 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp bán phổ biến ở nhà thuốc, dược sĩ cần nắm rõ tác dụng phụ và những lưu ý đặc biệt khi sử dụng từng nhóm thuốc sẽ giúp tư vấn hiệu quả và giúp khách hàng tin tưởng nhà thuốc hơn!

Coversyl và Thuốc ức chế men chuyển

Các thuốc trong nhóm này có tên kết thúc bằng “pril”: Coversyl (Perindopril), Coversyl plus (Perindopril + Indapamide ), Coveram (Perindopril +Amlodipine ), Enalapril STADA (enalapril), Captopril, lisinopril,...

Tác dụng phụ: Ho khan dai dẳng không thể điều trị bằng các loại thuốc ho thông thường mà chỉ có thể khỏi nếu như ngừng thuốc. Tuy nhiên, người bán hàng cũng cần hỏi kỹ để loại trừ nguyên nhân gây ho do suy tim (ho không sốt và liên quan đến tư thế đầu thấp) hay viêm tắc phế quản phổi mãn tính. Mặt khác, nhóm thuốc này còn có tác dụng phòng chống suy tim, vì thế, nếu ho ít, người bệnh có thể chấp nhận được thì cũng không nên đổi sang nhóm thuốc khác.

Lưu ý: thuốc ức chế men chuyển gây tăng kali máu, không tự ý bổ sung kali hoặc không ăn quá nhiều các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cà chua, bơ, cải xoăn khi sử dụng các loại thuốc này. Đồng thời không dùng cho phụ nữ có thai và dự kiến mang thai trong thời gian sử dụng thuốc

Diovan và Thuốc chẹn thụ thể angiotensin

Các thuốc trong nhóm này có tên kết thúc bằng “sartan” như Cozaar (losartan), Diovan (valsartan), Telma (telmisartan), Co-Aprovel (Irbesartan + Hydrochlorothiazide) ),...

Tác dụng phụ: nhóm này an toàn và ít tác dụng phụ, ít gây ho và ít gây phù mạch hơn thuốc ức chế men chuyển

Lưu ý: Thuốc chẹn thụ thể angiotensin gây tăng kali máu, không tự ý bổ sung kali hoặc không ăn cùng với thực phẩm giàu kali như chuối, nước cam ép, các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, bắp cải... có thể dẫn đến kali máu tăng quá mức. Do đó, dược sĩ nên khuyên bệnh nhân cần chú ý hạn chế đưa các thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày và tránh dùng các loại muối có thành phần kali.

Concor và Thuốc chẹn beta giao cảm

Các thuốc trong nhóm này có tên kết thúc bằng “ lol” như: Concor (bisoprolol), Betaloc Zok (metoprolol), Nebilet (nebivolol), Dilatrend (carvedilol), Stadnolon STADA (atenolol)...

Tác dụng phụ: co thắt mạch ngoại vi, làm chậm nhịp tim, co thắt phế quản

Lưu ý:

Đối với người hen suyễn, nhịp tim chậm không được sử dụng thuốc nhóm này.

Dùng dài ngày chẹn beta, cơ thể đã quen với trạng thái bị ức chế. Chính vì vậy, dược sĩ nên tư vấn cho bệnh nhân không nên ngừng thuốc đột ngột bởi nó có thể gây ra chứng đau thắt ngực, loạn nhịp, nhồi máu cơ tim. Nếu muốn ngừng thuốc phải giảm liều dần từng nấc trong ít nhất 2 tuần, không được cắt đột ngột.

Concor nói riêng và các thuốc chẹn beta giao cảm nói chung gây tăng kali máu, khuyên bệnh nhân không nên ăn cùng với thực phẩm giàu kali như chuối, đu đủ, bơ, các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, bắp cải... có thể dẫn đến kali máu tăng quá mức.

Thuốc huyết áp Amlor và Thuốc chẹn kênh canxi

Thuốc chẹn kênh canxi như: Amlor (amlodipine),  Plendil (felodipine), nifedipine, nicardipine, diltiazem, verapamil....

Tác dụng phụ: Gây phù chi (cảm giác nặng chi dưới hoặc sưng mắt cá chân, bàn chân hoặc cẳng chân- đây là tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này), rối loạn nhịp tim, táo bón, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn

Lưu ý:

Rượu có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng chung với thuốc chẹn canxi

Thuốc chẹn canxi có thể gây đau dạ dày do đó cần khuyên bệnh nhân uống thuốc này vào bữa ăn hoặc uống với chút sữa

Khi đang dùng thuốc chẹn kênh canxi, nên khuyên bệnh nhân nên kiêng ăn bưởi bao gồm cả trái cây hay nước ép. Bưởi có thể can thiệp vào quá trình bài tiết của thuốc, ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong cơ thể. Nếu thích ăn loại thực phẩm này, hãy sử dụng thuốc cách thời gian ăn ít nhất 4 tiếng

Furosemide và Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu như Verospiron, Spiromide (Spironolactone), Furosemide, Panangin, Natrilix (Indapamide),..

Tác dụng phụ: Làm giảm kali, natri máu và giảm lượng nước trong cơ thể, người bệnh có thể có triệu chứng mệt mỏi, đau yếu cơ, chuột rút, rối loạn nhịp tim khi sử dụng thuốc.

Lưu ý:

- Để hạn chế ảnh hưởng của tác dụng lợi tiểu lên giấc ngủ nên khuyên người bệnh dùng thuốc vào buổi sáng. Trường hợp phải dùng hai lần trong ngày, liều thứ hai nên uống trước 4 giờ chiều.

- Các nhóm thuốc lợi tiểu thông dụng (nhóm thiazid và tác động ở quai Henle) có tác dụng thải natri đồng thời làm giảm lượng kali. Vì vậy, khi bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu nên khuyên ăn thêm chuối, uống nhiều nước cam để được bổ sung kali.

Tham khảo một số thuốc điều trị tăng huyết áp trong danh mục thuốc tim mạch của shop maizo

maizo
16/04/2021
Add Comment

Related Posts

Bệnh tim mạch gây tử vong hàng đầu

Bệnh tim mạch gây tử vong hàng đầu
Posted By: maizo Published: 26/03/2021 Times Read: 837 Comments 0

Bệnh tim mạch nói chung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca ..

Read more

Bệnh mạch vành điều trị như thế nào

Bệnh mạch vành điều trị như thế nào
Posted By: maizo Published: 09/03/2021 Times Read: 856 Comments 0

Để biết bệnh mạch vành có nguy hiểm đến tính mạng không trước hết chúng ta cần tìm hiểu bệnh mạch và..

Read more

Cảnh báo đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Cảnh báo đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Posted By: maizo Published: 14/10/2020 Times Read: 886 Comments 0

Một chế độ ăn uống khoa học và vận động hợp lý sẽ là phương thuốc hữu hiệu ngăn ngừa đột quỵ..

Read more