Biến chứng của bệnh tiểu đường
Tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh hiện đại và ngày càng
gia tăng theo cấp số nhân và ước tính có khoảng 5 triệu người Việt bị tiểu đường.
Bản thân bệnh tiểu đường không đáng ngại nhưng biến chứng của bệnh tiểu đường là điều kinh khủng
của bệnh này
Tiểu đường gây biến chứng toàn thân nhất là biến chứng mù
loà, bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mãn tính, biến chứng thần kinh khiến
người bệnh phải cắt cụt chi. Đặc biệt, biến chứng của tiểu đường gây ra tử vong
cho hàng triệu người. Ước tính cứ 8 giây trôi qua trên thế giới có 1 người tử
vong do đái tháo đường, 30 giây có 1 người bị cắt cụt chân do đái tháo đường
gây ra, 5 phút lại có người bị biến cố tim mạch do đái tháo đường như đột quỵ,
nhồi máu cơ tim.
Dù là bệnh mạn tính có số người mắc rất lớn nhưng 70% người
dân Việt không biết mình mắc bệnh do bệnh tiến triển hết sức âm thầm. Do không
được điều trị kịp thời, trên 50% bệnh nhân tiểu đường type 2 đến bệnh viện khi
đã có nhiều biến chứng hết sức nặng nề.
Biến chứng cấp tính
Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí
rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng do tăng đường huyết: Bệnh nhân có thể tổn thương
não, hôn mê nhiễm ceton axit, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu quá nặng. Nếu
không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Bệnh nhân cũng có thể hôn mê do hạ đường huyết quá mức, uống
thuốc quá liều hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện quá sức...
Biến chứng mạn tính
Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường xảy ra như một phần tất
yếu trong quá trình phát triển của bệnh, đặc biệt đối với những người không kiểm
soát tốt đường huyết.
- Tim mạch: Đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối
loạn khác như rối loạn mỡ máu, nội mô khiến mạch máu bị tổn thương. Điều này tạo
cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ
quan (tim, não, bàn chân…) hoặc tạo ra các cục máu đông gây nhồi máu, đột quỵ.
Thống kế cho thấy, gần 70% người bệnh đái tháo đường tử vong
do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ
cao hơn người bình thường 2-4 lần. Thống kê cho thấy, 15-33% người bị đột quỵ
có bệnh lý tiểu đường.
Mặt khác, đường huyết cao lâu ngày dẫn đến mạch máu có thể bị
viêm, làm chít hẹp lòng mạch gây tắc mạch máu, làm ngưng trệ tuần hoàn. Khi mạch
máu não bị tắc, sẽ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não.
Tiểu đường còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh tự chủ điều khiển
nhịp tim. Người bệnh có thể bị tim đập nhanh bất thường khi nghỉ ngơi, hạ huyết
áp tư thế đứng hoặc không nhận biết được các cơn nhồi máu cơ tim.
- Suy thận: Thống kê cho thấy, khoảng 1/2 bệnh nhân tiểu đường
bị suy thận. Biến chứng này có thể xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán (tiểu
đường type 2) hoặc sau 10 năm mắc bệnh (tiểu đường type 1).
Ở người đái tháo đường, đường huyết tăng cao kéo dài sinh ra nhiều
chất oxy hóa làm các mao mạch ở cầu thận bị tổn thương khiến cơ quan này phải
hoạt động quá mức. Sau một thời gian, các lỗ lọc trở nên to hơn làm protein (đạm)
bị lọt ra ngoài và ảnh hưởng đến chức năng thận.
Nếu không được điều trị kịp thời, thận dần xơ hóa và mất hoàn
toàn chức năng (suy thận) khiến người bệnh buộc phải điều trị bằng cách chạy thận
hoặc ghép thận. Thậm chí suy thận giai đoạn cuối còn có thể ảnh hưởng đến tính
mạng của người bệnh.
- Tổn thương thần kinh: Tổn thương thần kinh cũng là biến chứng
phổ biến và xuất hiện sớm nhất gồm bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực
vật.
Tổn thương thần kinh ngoại biên thể hiện ở việc bệnh nhân giảm
cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn
chân mà cụ thể là gây loét bàn chân, không điều trị kịp thời, có thể sẽ phải cắt
cụt chi, thậm chí tử vong.
Ở tổn thương thần kinh thực vật sẽ dẫn đến các biểu hiện loạn
nhịp tim, da khô, tiêu chảy, táo bón, đại tiện không kiểm soát được, khô âm đạo
ở nữ giới hay rối loạn cương dương ở nam giới...
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có nguy cơ tổn thương tế
bào não, giảm trí nhớ, Alzheimer.
- Biến chứng bàn chân: Nguyên nhân do tổn thương thần kinh và
mạch máu nuôi ở bàn chân. Vết thương hoại tử ở bàn chân không lành, càng ngày
càng nặng lên dẫn đến đoạn chi.
Điều đáng lo ngại là có đến 15% bệnh nhân tiểu đường sẽ bị
loét bàn chân tại một thời điểm nào đó trong toàn bộ cuộc đời của họ.
Biểu hiện nhiễm khuẩn là một dấu hiệu quan trọng và báo cáo
cho thấy khoảng 60% các ca cắt cụt chi khởi phát do vết loét nhiễm khuẩn. Tỉ lệ
tử vong sau 5 năm của bệnh nhân bị cắt cụt chi dưới là 50-60%.
- Biến chứng về mắt: Một nghiên cứu tại TP.HCM thấy, có tới
30-40% bệnh nhân đáo tháo đường có biến chứng về bệnh lý võng mạc.
Khi đường huyết tăng cao, các mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị
nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường
cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà. Riêng bệnh tăng
nhãn áp cấp tính ở bệnh nhân tiểu đường, nếu không được điều trị trong vòng 72
giờ, người bệnh có nguy cơ mù vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng: Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm
trùng do hệ miễn dịch suy yếu, điển hình như: Viêm răng miệng, lợi, nhiễm trùng
da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục…
Rõ ràng bệnh tiểu đường một khi đã biến chứng sẽ gây ra hầu hết những bệnh nghiêm trọng. Do vậy một chế độ vận động thường xuyên cùng ăn uống điều độ sẽ giúp chúng ta tránh xa căn bệnh quái ác mà ngày nay tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng này
Xem thêm:
Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không