Sử dụng dịch truyền Aclasta điều trị loãng xương
Sử dụng dịch truyền Aclasta điều trị loãng xương trong trường hợp nào
Bệnh loãng xương?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), cứ 2 phụ nữ trên 85 tuổi
sẽ có 1 người bị gãy xương và tương tự cứ 3 nam giới ở cùng độ tuổi có 1 người
bị gãy xương [4]. Ở Việt Nam, khoảng 20% phụ nữ Việt Nam trên 60 tuổi có triệu
chứng loãng xương, ước tính hàng năm có 17.000 ca GCXĐ ở nữ và 6.300 ca GCXĐ ở
nam và con số này sẽ tăng lên gấp 2 lần trong vòng 20 năm tới [7]. Như vậy, hậu
quả của bệnh loãng xương là khá nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, kinh tế
- xã hội của toàn cộng đồng.
Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ
xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh
của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng
xương. Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện
tích hoặc thể tích của xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các thông
số: cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn
thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương.
Dịch truyền Aclasta bổ sung canxi được chỉ định điều trị
loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh
Dịch truyền Aclasta la thuốc bổ sung canxi được chỉ định điều
trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh; phòng ngừa gãy xương lâm sàng và sau
gãy xương hông với liều lượng mỗi năm 1 lần ( liều có thể điều chỉnh theo chỉ định
của bác sĩ). Thuốc còn được chỉ định trong điều trị bệnh Paget xương, tuy
nhiên, trong bệnh lý này, bệnh nhân chỉ được sử dụng khi được bác sĩ chuyên
ngành cơ xương khớp có kinh nghiệm chỉ định.
Các tác dụng nổi trội của thuốc trị loãng xương Aclasta
Aclasta là thuốc biệt dược có chứa hoạt chất acid zoledronic, là một
chất thuộc nhóm bisphosphonat, có tác dụng đối với bệnh nhân loãng xương do làm
ức chế tế bào hủy xương, giúp tăng cường mật độ xương và sự trao đổi chất trong
xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Thuốc làm giảm 70% nguy cơ gãy xương sống và 28%
nguy cơ tử vong sau gãy xương.
Bình thường, khi sử dụng các thuốc nhóm bisphosphonat dạng uống,
bệnh nhân phải uống khi đói, uống nhiều nước, sau khi uống phải ngồi hoặc đứng
30 phút vì thuốc có thể gây viêm thực quản và loét dạ dày. Aclasta được bào chế
dạng tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch có thể khắc phục được nhược điểm này.
Hơn nữa, thuốc chỉ cần truyền 1 lần/năm nên thích hợp với bệnh nhân ngại uống
thuốc hoặc không thể uống thuốc và cũng tránh trường hợp bệnh nhân không tuân
thủ điều trị bỏ thuốc giữa chừng. Do đó, thuốc tiêm truyền được các bác sĩ ưa
dùng cho bệnh nhân.
Những khuyến cáo đặc biệt khi dùng thuốc tiêm truyền aclasta
Dù nhiều tiện ích nhưng thuốc trị loãng xương aclasta cũng có một số tác dụng phụ.
Trước hết, thuốc này có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim bất thường. Ngoài ra, có
khoảng 55% trường hợp bị đau cơ - tác dụng phụ hay gặp nhất; 44% bị sốt và nôn;
trên 20% có dấu hiệu mệt mỏi, tiêu chảy, ho…
Với những trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc
với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc với mọi bisphosphonate; bệnh nhân bị hạ
canxi máu; phụ nữ có thai và cho con bú thì không nên sử dụng thuốc này.
Ở bệnh nhân suy thận, cần được định lượng creatinine huyết
thanh trước khi sử dụng aclasta.
Aclasta có cùng hoạt chất với zometa (acid zoledronic) thường
dùng trong các chỉ định về ung thư, do vậy, bệnh nhân đang điều trị bằng zometa
không được dùng aclasta để tránh quá liều. Trước khi được truyền aclasta, bệnh
nhân phải được bù nước thích hợp. Điều này càng đặc biệt quan trọng ở người cao
tuổi và đối với bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu.
Phải điều trị hạ canxi máu có từ trước bằng cách bổ sung đầy
đủ canxi và vitamin D trước khi bắt đầu điều trị bằng aclasta. Các rối loạn
khác về chuyển hóa chất khoáng cũng phải được điều trị hữu hiệu (ví dụ giảm dự
trữ hormon tuyến cận giáp, kém hấp thu canxi ở ruột). Các bác sĩ cần cân nhắc để
theo dõi lâm sàng ở những bệnh nhân này.
Việc truyền aclasta cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua về nhà dùng
Xem thêm: