CHÀO MỪNG KHÁCH HÀNG ĐẾN VỚI SHOP MAIZO 

Tác hại của bệnh loãng xương và cách điều trị

Tác hại của bệnh loãng xương và cách điều trị
25/01/2021

Bệnh loãng xương là gì ?

Loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương làm cho mật độ tế bào xương giảm. Từ đó kết cấu giữa các tế bào xương kém, làm giảm sức mạnh của xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.Trong giới hạn bài viết này maizo shop xin được giải thích rõ hơn về tác hại của bệnh loãng xương và một số thuốc kê đơn trong điều trị bệnh loãng xương

Một số nghiên cứu gần đây ở các nước phát triển cho thấy, trong hai đến ba người phụ nữ và trong bốn đến năm nam giới trên 50 tuổi sẽ  có một người bị gãy xương do loãng xương trong cuộc đời sau này. Hậu quả của gãy xương do loãng xương rất nặng nề, gây đau đớn kéo dài, tàn phế, mất cuộc sống độc lập, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác và có nguy cơ tử vong.

Tuy nhiên, các tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực loãng xương đã giúp chẩn đoán, đánh giá nguy cơ và phát triển các thuốc điều trị loãng xương làm gia tăng sức mạnh của xương, giảm nguy cơ gãy xương. Đa số các thuốc điều trị loãng xương từ đường uống đến tiêm truyền đều được chứng minh hiệu quả và đáng tin cậy, mang lại lợi ích cho số đông người bệnh khi tuân thủ các liệu trình điều trị thích hợp.

Loãng xương diễn tiến âm thầm, kéo dài và ngày càng nặng nề. Hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là gãy xương. Gãy xương là một gánh nặng về kinh tế xã hội rất lớn cho mọi quốc gia, đặc biệt ở nước ta. Chi phí lớn nhất cho bệnh loãng xương hiện nay vẫn là để điều trị gãy xương, đặc biệt gãy cổ xương đùi.

Hơn thế nữa, người bị gãy xương do loãng xương có nguy cơ tử vong cao, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Gần 25% bệnh nhân bị gãy xương đùi sẽ tử vong trong vòng 12 tháng sau biến cố gãy xương. Vì vậy, biến cố gãy xương do loãng xương được coi là nặng nề tương đương với đột quỵ trong tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim trong bệnh mạch vành tim.

Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra sau té ngã, thậm chí sau những va chạm nhẹ trong những hoạt động hàng ngày. Gãy xương làm người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối thiểu,  tàn phế, phải sống phụ thuộc và gia tăng nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa bệnh loãng xương, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương có vai trò cực kỳ quan trọng.

Điều trị bệnh loãng xương

Để điều trị bệnh loãng xương, đặc biệt là bệnh loãng xương của người cao tuổi thường mất thời gian và diễn tiến chậm do sự chuyển hóa của người cao tuổi kém. Một số thuốc điều trị bệnh loãng xương thông dụng có thể kể đến hiện nay như Fosamax, aclasta, Bonviva 150mg…Tuy nhiên đây là những thuốc đặc trị, người dùng cần được sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ trước khi mua dùng.

Xem thêm

Những gia vị nào có tác dụng ổn định đường huyết

Trời lạnh có ảnh hưởng đến người bị cao huyết áp không

Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không


maizo
25/01/2021
Add Comment