Vaccine covid-19 tiêm được cho bệnh nhân ung thư không
Trong giai đoạn hiện nay để khống
chế dịch bệnh lây lang, chủ trương của bộ y tế là tăng tốc độ tiêm vaccine để đạt
miễn dịch cộng đồng. Xung quanh việc tiêm ngừa vaccine cũng có nhiều trường hợp
bị sốc phản vể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe làm nhiều người hoang mang.
Bên cạnh đó đối với những đối tượng có bệnh lý nền thì lại càng lo lắng hơn.
Trong bài viết hôm nay của Blog maizo sẽ giải thích cho trường hợp người bệnh
lý nền là bệnh ung thư đang điều trị thì có tiêm được vaccine covid 19 hay không?
Và nếu được thì cần phải có những điều kiện gì. Hãy cùng tham khảo bài viết được
sưu tầm từ TS.BS Nguyễn Thanh Bình của bệnh viện trung ương 108
Những bệnh nhân ung thư thuộc một
trong các nhóm ưu tiên được tiêm vắc-xin COVID-19 sớm, nhưng việc có thể được
tiêm vắc-xin ngay hay không còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vắc-xin sẵn có.
Ngoài ra, các bệnh nhân ung thư thường ở lứa tuổi cao, đây cũng là một nhóm thuộc
diện được ưu tiên tiêm vắc-xin sớm.
Xin ý kiến tư vấn bác sỹ điều trị
ung thư trước khi chủng ngừa
Đối với các bệnh nhân ung thư và
đang điều trị ung thư, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sỹ điều trị của
mình trước khi tiêm liều đầu tiên của bất kỳ loại vắc – xin nào. Loại ung thư
và phương pháp điều trị của bệnh nhân sẽ là một yếu tố để xem xét. Bác sỹ điều
trị ung thư sẽ thảo luận về rủi ro, lợi ích, lịch trình và những điều bệnh nhân
ung thư nên lưu ý trước khi tiêm liều vắc - xin đầu tiên.
Tác dụng phụ của vắc - xin
Các tác dụng phụ thường gặp sau khi
tiêm vắc-xin là đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi và đau nhức cơ. Sốt và ớn lạnh
cũng có thể xảy ra, đặc biệt là sau tiêm liều thứ hai.
Sau khi tiêm phòng, một số người có
thể nổi hạch bạch huyết. Nổi hạch bạch huyết thường xảy ra nhất ở dưới cánh tay
hoặc ở cổ bên cạnh chỗ tiêm chủng. Vì ung thư cũng có thể gây ra hạch to nên điều
quan trọng là bệnh nhân ung thư phải nhận ra đây là một tác dụng phụ có thể xảy
ra và thường không phải là dấu hiệu cho thấy ung thư của họ đang tiến triển.
Các hạch to thường mềm khi chạm vào
và sẽ tự biến mất, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong vài tuần. Các bệnh nhân
ung thư nên liên hệ với bác sỹ của mình nếu các hạch to không bắt đầu giảm đi
trong vòng ba đến bốn tuần sau khi tiêm liều vắc-xin thứ hai.
Thời điểm tiêm vắc-xin và điều trị
ung thư
Nếu có sẵn vắc-xin, có thể trì hoãn
việc bắt đầu một số phương pháp điều trị ung thư không khẩn cấp cho đến khi
hoàn tất việc tiêm chủng. Tuy nhiên, không nên trì hoãn hầu hết các phương pháp
điều trị ung thư để đợi tiêm chủng. Bác sỹ điều trị có thể tư vấn về thời gian
tiêm chủng liên quan đến việc điều trị ung thư của bệnh nhân. Tùy thuộc vào các
phương pháp điều trị ung thư đang thực hiện, bác sỹ có thể có những cân nhắc đặc
biệt khác cho bệnh nhân ung thư khi tiêm vắc-xin.
Cuối cùng, điều quan trọng cần lưu
ý là những bệnh nhân ung thư có xu hướng bị suy yếu hệ thống miễn dịch, điều
này có thể làm cho vắc-xin kém hiệu quả hơn. Hiện tại, vắc-xin mRNA cung cấp khả
năng bảo vệ 94 - 95% khỏi vi-rút Sars-Covi-2 trong khi vắc-xin Johnson &
Johnson có hiệu quả 66% trong việc ngăn ngừa bệnh COVID-19 vừa và nặng sau 28
ngày tiêm chủng và 85% hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhập viện. Nhưng rất khó để
biết liệu bệnh nhân ung thư có cùng mức độ đáp ứng đó hay không
Do vậy cho dù đã được tiêm ngừa
cũng cần phải tuân thủ 5k để đảm bảo phòng chống covid19
Tham khảo các sản phẩm thuốc điều trị ung thư khác tại đây
Related Posts
Cà phê làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Mỗi cốc bổ sung hàng ngày liên quan đến giảm nguy cơ gần 1%..
Bệnh tim mạch gây tử vong hàng đầu
Bệnh tim mạch nói chung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca ..
Lão hóa miễn dịch là gì và cách chống lại nó
Tập thể dục và áp dụng chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp một người duy trì khả năng miễn dịch khỏe ..