Người bệnh tiểu đường có nên ăn trái cây ngọt
Có nhiều bệnh nhân tiểu đường phân vân không biết liệu ăn trái cây ngọt như xoài, nhãn, lê, chuối… có làm tăng đường huyết không và hầu hết họ đều chọn cách an toàn là không ăn những trái cây ngọt. Hôm nay maizo shop sẽ cùng quý độc giả thu thập thông tin và mổ xẻ chi tiết để giải đáp cho câu hỏi.
Người bị tiểu đường có ăn được trái cây ngọt ?
Trước hết xin khẳng định quan niệm người bệnh tiểu đường phải
kiêng kị hoàn toàn các loại trái cây ngọt là sai lầm. Nhưng bị tiểu đường ăn được
tất cả trái cây ngọt cũng là sai lầm. Hãy cùng phân tích nhé
Trái cây là một nguồn thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng có
lợi cho sức khỏe. Trên thực tế việc đánh giá trái cây có lợi hay không có lợi
cho bệnh nhân tiểu đường không dựa trên độ ngọt của trái cây mà dựa trên chỉ số
ảnh hưởng đường huyết của nó. Có nhiều loại quả ngọt nhưng chỉ số đường huyết
thấp (ngọt do hàm lượng đường fructose cao, không phải đường glucose). Ví dụ
như táo, lê, mơ, quả Kiwi, dâu tây, lựu, bơ, xoài, bưởi là những loại quả có chỉ
số đường huyết thấp, giàu chất xơ, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng.
Xoài là loại quả được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết thấp,
thậm chí đã có nghiên cứu cho thấy xoài giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin,
có lợi cho người bị tiểu đường, vì vậy chúng ta có thể yên tâm thưởng thức.
Một số loại quả có chỉ số đường huyết cao như chuối, nho,
dưa hấu, dứa, cam… người bệnh nên rất hạn chế.
Như vậy cần hiểu rõ là không phải đường nào cũng làm tăng đường
huyết. Chỉ những loại trái cây và thực phẩm nào chứa đường glucose mới làm tăng
đường huyết
Một số loại trái cây người bị tiểu đường có thể ăn
Bưởi đỏ: Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân đái
tháo đường. Người bị đái tháo đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.
Quả mâm xôi, quả việt quất: Đây là những loại quả chứa nhiều
chất chống oxy hóa đặc biệt có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, loại
quả này giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp, nhiều chất xơ và các vitamin.
Dưa hấu: Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như
beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh
đái tháo đường. Ăn một miếng dưa hấu mỗi ngày sẽ cung cấp các sinh tố cần thiết
cho bệnh nhân đái tháo đường.
Đào: Đây là thực phẩm giàu vitamin A và C. Đào cũng giàu
kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Táo: Là loại trái cây chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng
cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều
chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
Kiwi: Đây là loại quả chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C,
hàm lượng carbs thấp, có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết cần thiết cho bệnh
nhân đái tháo đường.
Cam: Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp
và chứa chất kali. Đây là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân đái
tháo đường.
Đu đủ: Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được
nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó có bệnh đái tháo đường. Hai
miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate, thêm 1 hộp sữa chua không
đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Roi: Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống
chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn
có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm
này không những tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường mà nó còn giúp thỏa mãn
cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.
Vậy người bệnh tiểu đường thì ăn trái cây ngọt sao cho đúng
Nhìn chung, người bệnh tiểu đường vẫn có thể yên tâm sử dụng
trái cây, với điều kiện tuân thủ theo đúng hướng dẫn như sau để tránh làm tăng
đường huyết:
- Không dùng một lượng nhiều hơn 150 g mỗi lần.
- Khoảng cách giữa hai lần ăn trái cây phải tối thiểu 6 giờ.
- Dùng trái cây cách xa bữa ăn.
- Dùng hoa quả sau khi vận động đến đổ mồ hôi.
- Uống nhiều nước ngay sau khi ăn trái cây.
Điều quan trọng cuối cùng là phải dùng thuốc hỗ trợ đường
huyết ( thuốc tiêm insulin hoặc thuốc dạng viên) đúng liều lượng theo chỉ định
của bác sĩ
Phương pháp điều trị của bệnh tiểu đường là luôn luôn đảm bảo
chỉ số đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép. Bệnh tiểu đường không gây
nguy hiểm nhưng biến chứng của tiểu đường sẽ làm phát sinh những căn bệnh nguy
hiểm.
Ăn uống đủ chất, dùng thuốc đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng tốt, đường huyết ổn định. Tránh ăn uống kiêng cử thiếu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng cơ thể là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh ngày càng xấu hơn.
Xem thêm:
Thời điểm nào dễ xảy ra bệnh đột quỵ
Vì sao khi trời lạnh chúng ta lại dễ bị đột quỵ