CHÀO MỪNG KHÁCH HÀNG ĐẾN VỚI SHOP MAIZO 

Thời điểm nào dễ xảy ra bệnh đột quỵ

Thời điểm nào dễ xảy ra bệnh đột quỵ
14/12/2020

Blog Maizo Trong những ngày gần đây cộng đồng mạng cùng người dân cả nước đang xôn xao về trường hợp đột quỵ của một diễn viên hài nổi tiếng showbiz. Qua những tin bài đăng trên các báo chúng ta mới giật mình nhìn nhận về những thói quen hằng ngày liên quan đến đột quỵ mà rất nhiều người vẫn đang gặp phải

Theo nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân gây bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi. Trong đó, dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chảy máu não. Vỡ dị dạng mạch rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, có thể gây đột tử trước khi được đưa đến cơ sở y tế.

Dị dạng mạch máu não có thể bẩm sinh hoặc trải qua nhiều năm dị dạng mới hình thành. Hiện nay, chúng ta có 2 phương pháp khảo sát mạch não là chụp cộng hưởng mạch máu não và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não.

QC: Thuốc phòng huyết khối Xarelto 20mg hộp 28 viên

Khi chảy máu não do vỡ dị dạng mạch, các triệu chứng sẽ xảy ra ngay lập tức, chỉ sau vài giây. Dấu hiệu thường gặp là đột ngột đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, có thể rối loạn ý thức, tê, liệt nửa người tùy theo mức độ và vị trí chảy máu não. Tình trạng nặng, bệnh nhân có thể đột tử do phản xạ ngừng tim ngừng thở.

Bác sĩ Phạm Văn Cường, Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng, trung bình khoảng 2% mỗi năm. Trong đó, số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Theo các chuyên gia, những nguyên nhân chủ yếu khiến người trẻ tuổi bị đột quỵ não bao gồm bệnh lý dị dạng mạch máu não, hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, béo phì, lười vận động, đái tháo đường, tăng huyết áp, uống rượu bia,...

Từ các nguyên nhân trên, đột quỵ ở người trẻ có thể được đẩy lùi nhờ những thói quen sinh hoạt lành mạnh như tích cực thể dục thể thao, hạn chế dùng thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thuốc lá, bia rượu… Đó là những điều mà thanh thiếu niên Việt Nam có thể dễ dàng thực hiện để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Sáng sớm là cơ hội khởi phát đột quỵ

Chúng ta có 2 lý do để giải thích cho hiện tượng này. Lý do thứ nhất là thay đổi hormone và huyết áp của người bệnh. Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ chuyển từ tư thế đang nằm sang vận động, làm thay đổi nồng độ hormone.

Các hormone này gây ra 2 tình trạng. Đầu tiên là tăng nhịp tim, huyết áp. Sau đó, chúng làm tăng trương lực của động mạch. Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào khoảng 3h, sau đó tăng dần. Chúng sẽ tăng nhanh khi bạn thức dậy. Lúc này, cơ thể tiết ra adrenaline và các hormone gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu cung cấp oxy.

Sau một đêm, cơ thể mất đi một lượng nước tương đối lớn. Máu sẽ trở nên cô đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm và đẩy máu đi. Khi huyết áp tăng, nhu cầu oxy cho cơ tim cũng lớn hơn. Chúng không được ổn định do chênh lệch huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương các mảng xơ vữa động mạch. Các mảng này sẽ bị rách ra, vỡ, bong, kích hoạt tiểu cầu gây ra huyết khối gây tắc mạch não. Đây chính là nguyên nhân gây đột quỵ thiếu máu não cấp.

Lý do thứ 2 liên quan đột quỵ buổi sáng là lượng nitric oxit thấp vào lúc ngủ dậy. Nitric oxit (gọi tắt là NO) có vai trò quan trọng trong việc cầm máu. Nó tham gia vào hầu hết quá trình sinh học trong cơ thể như sự thức tỉnh, chức năng sinh dục, cảm giác đau, hài lòng, điều tiết máu và chất dinh dưỡng. Đặc biệt, sự hoạt động của NO có vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu, tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Nó còn là yếu tố quyết định đến việc bị đột quỵ, tiểu đường.

Quá trình tiêu thụ NO vào ban đêm là lớn nhất nên khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể thường thiếu NO. Đây cũng là nguyên nhân bị đột quỵ vào sáng sớm.

Tuân thủ cơ chế vận động đều đặn, ăn uống khoa học, tránh xa những thói quen xấu có khả năng gây nên bệnh đột quỵ sẽ góp phần rất lớn ngăn chặn căn bệnh quái ác  

Xem thêm:

Vì sao khi trời lạnh chúng ta lại dễ bị đột quỵ

Tìm hiểu những lợi ích của trà xanh với sức khỏe


maizo
14/12/2020
Add Comment